Khám phá và thành công tại thị trường mới

ĐIỂM LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI BẮT ĐẦU KINH DOANH


Văn hóa giao tiếp



- Chào hỏi đối tác kinh doanh người Việt Nam bằng tên - Cố gắng phát âm chính xác tên của họ. (ví dụ như ông Nguyễn Văn Nam sẽ được gọi là ông Nam, Nguyễn là họ);

- Nhấn mạnh quan hệ hợp tác trên phương diện hỗ trợ lẫn nhau (chuyển giao công nghệ/ đào tạo) và đôi bên cùng có lợi. Tránh gây nghi ngờ về động cơ hợp tác;

- Giao tiếp xã hội rộng nhưng tránh hoang phí
;

- Tránh gây xung đột (làm mất mặt), duy trì sự hài hước;

- Hãy kiên nhẫn, đừng tỏ ra thất vọng khi mọi việc không thể tiến hành nhanh chóng như ở phương Tây;

- Phải xây dựng mối quan hệ trước khi hợp tác kinh doanh
;

- Nếu cần thiết, cần phải giải thích mọi thứ nhiều lần thật rõ ràng


Mẹo nhỏ kinh doanh


- Hãy liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam gần nhất để có được thị thực vào Việt Nam;

- Xây dựng mối quan hệ ngay từ bước đầu với người có quyền quyết định ở mọi cấp;

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và các tổ chức chính phủ khác để xây dựng mối quan hệ kinh doanh tại Việt Nam. Các tổ chức này có tầm ảnh hưởng lớn và có thể cung cấp những thông tin liên lạc quan trọng khác;

- Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập văn phòng tại Việt Nam, nên tham khảo ý kiến của luật sư về các loại hình kinh doanh tại đây. Có một số hạn chế cho một số loại hình kinh doanh như Văn phòng đại diện;

- Sử dụng thông dịch viên tại các cuộc họp. Ngay lập tức xác nhận những thỏa thuận đã đạt được bằng văn bản. “Vâng” đôi khi không có nghĩa là “Tôi đồng ý”, mà chỉ đơn giản nghĩa là “Vâng, tôi hiểu ý anh”;

- Khi bắt đầu làm việc, bộ máy quan liêu có thể gây bực bội và thậm chí làm cản trở công việc, nhưng cuối cùng thì mọi việc vẫn sẽ đạt kết quả tốt;

- Trong các cuộc họp hàng ngày, bạn chỉ cần mặc áo sơ mi và cà vạt. Trong những buổi họp hoặc sự kiện trang trọng hơn, có thể khoác thêm áo vest;

- Sử dụng danh thiếp và gởi cho đối tác bằng tay phải hoặc bằng cả hai tay.



Mẹo nhỏ về tiền


- Đồng Việt Nam (VND) không thể chuyển đổi và tỷ giá giao dịch được kiểm soát. Tỷ giá hối đoái hiện tại là 1 USD = 21, 000 VND;

- Việc chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài chỉ được phép cho một số mục đích như thanh toán hàng hoá và dịch vụ (nhà nhập khẩu có giấy phép nhập khẩu và nộp đầy đủ chứng từ nhập khẩu, ví dụ như hợp đồng mua bán nhập khẩu, các giấy tờ hải quan khác); chuyển lãi cổ phần theo phê chuẩn của cơ quan thuế;

- Tín dụng thư là một phương pháp thanh toán phổ biến khi xuất khẩu sang Việt Nam. Những nhà xuất khẩu nước ngoài cần phải có một Thư tín dụng mở tại một ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam;

- Nên có sự tư vấn pháp lý / ngân hàng nếu bạn không biết chắc chắn.


Email: contactus@vietnaminsight.biz     Di động: +84 908 143 488/ 909 924 588     Tel: +8428 3914 6355