Khám phá và thành công tại thị trường mới

TẠI SAO CHỌN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, được xem là khu vực có động cơ tăng trưởng cao của nền kinh tế thế giới. Khu vực này có tiềm năng đầy hứa hẹn của nền kinh tế đang bùng nổ hướng tới sự hội nhập và phát triển bền vững của tất cả các nước trong khu vực.


Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng GDP khá cao hàng năm đạt 8% trong giai đoạn 1990-1997, 6,5% từ năm 1998 đến 2003 và hơn 8% vào những năm 2004-2007. Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục trung bình 6 - 7% sau khi gia nhập tổ chức WTO vào năm 2007. Năm 2011, GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,89%, thấp hơn mức 6,78% trong năm 2010, nhưng dự báo vào năm 2012 sẽ có một sự tăng trưởng ổn định hơn.


Xuất khẩu



Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng từ 5,4 tỷ USD trong năm 1990 lên hơn 5,4 tỷ vào năm 1995, lên 14,5 tỷ trong năm 2000 và gần 32,5 tỷ USD trong năm 2005, đạt 71,6 tỷ trong năm 2010 và 84,5 tỷ vào năm 2011, trung bình tăng 17% -18,4% mỗi năm. Để trở thành top 5 những nhà xuất khẩu hàng đầu của khu vực Đông Nam Á vào năm 2012, Việt Nam đã đưa ra mục tiêu xuất khẩu đạt được doanh thu 100 tỷ USD. Những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam bao gồm:

Số lượng các quốc gia nhập khẩu hàng Việt Nam tăng rất nhanh trong 10 năm trở lại đây, và tính đến nay số lượng này đã đạt hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

  • Dầu thô
  • Dệt may và hàng may mặc
  • Gạo
  • Cà phê
  • Cao su
  • Than
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Chế biến lâm sản
  • Nông lâm nghiệp và thủy sản

Nhập khẩu


Tổng kim ngạch nhập khẩu là 22,7 tỷ Đô la Mỹ trong giai đoạn 1991-1995, 61,6 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 1996-2000 là 61,6 tỷ, 30 tỷ Đô la vào năm 2001-2005, 107,6 tỷ trong 2 năm 2006-2007, và 105 tỷ USD vào năm 2011.


Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam bao gồm:


• các sản phẩm xăng dầu
• sắt và thép
• phân bón và hóa chất
• thiết bị điện tử
• xe ô tô
• thuốc
• máy móc và thiết bị



Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Từ năm 1988 đến tháng 12 năm 2004, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết đạt 46 tỷ Đô la. Đến tháng 12 năm 2004, khoảng 58% đã được giải ngân. Trong năm 2005 cam kết đầu tư mới là 1,6 tỷ USD. Trong giai đoạn 2006-2011, Việt Nam nhận được 18 tỷ USD vốn FDI. Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) ước tính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đạt 15-16 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 và phần giải ngân sẽ đạt 11 tỷ USD. Nguồn vốn này đã đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế, cải thiện tiêu chuẩn sống và tăng đầu tư gia tăng trong nội bộ quốc gia.


Hệ thống pháp luật để hỗ trợ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã được cải cách và cải tiến mạnh mẽ từ sau năm 1986, và khi Luật Đầu tư nước ngoài bắt đầu có hiệu lực vào năm 1988. Đặc biệt là sau khi Hiến pháp mới (1992) được thi hành, một số các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được ban hành bao gồm cả Bộ luật Lao động (1995), Luật dân sự (1996), Luật Hợp tác xã (1996), Luật Ngân sách Nhà nước (1996), Luật Ngân hàng Nhà nước (1997), Luật Tổ chức Tín dụng (1997), Luật Thương mại (2005), Luật Doanh nghiệp (2005), và Luật Đầu tư (2005). Trong những năm gần đây, nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện từ Chính phủ đã được sửa đổi giúp cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài và đối tác thương mại.

Email: contactus@vietnaminsight.biz     Di động: +84 908 143 488/ 909 924 588     Tel: +8428 3914 6355